Chống Thấm,Chống Dột Cho Ngôi Nhà Khi Mùa Mưa Tới
Chống thấm,chống dột cho ngôi nhà khi mùa mưa tới là những vấn đề nhức nhối trong xây dựng được ví như một căn bệnh ung thư vô cùng khó chữa cho những ngôi nhà đang xây và đang ở,bởi căn bệnh đặc biệt này phát bệnh bất cứ núc nào khi mùa mưa đến.
Vậy phải chữa như thế nào? Theo các chuyên gia kinh nghiệm trong ngành thi công xây dựng, chống thấm,chống dột là một trong những khâu vô cùng quan trọng quá trình xây dựng một ngôi nhà mới và những ngôi nhà đã đi vào sử dụng.
Hình ảnh chống thấm,chống dột sàn mái
Để về lâu về dài chúng ta nên cần chống thấm,chống dột cho ngôi nhà của mình.Tuy nhiên, đây lại là khâu hay bị các đơn vị thi công và cả bản thân gia chủ dễ bỏ qua nhất. Một khi công trình đã bị thấm, dột thì sự cố sẽ không chỉ xảy ra ở những điểm trên sàn mái,sân thượng mà còn có thể thấm dột ở những nơi như tường,ban công,seno,nhà vệ sinh,khe giáp danh giữa hai nhà nữa v.v…., khi đó rất khó để có thể trị dứt điểm vấn đề thấm dột.
Vì vậy trong quá trình thi công,việc chống thấm không được làm tốt thì sau đó, gia chủ sẽ phải gánh chịu hậu quả sau này, còn đơn vị thi công cũng sẽ vô cùng đau đầu để tìm ra nguyên nhân gây thấm dột.
Mỗi kiểu thấm dột lại cần phải xử lý theo các cách khác nhau. Dưới đây là một số cách thức áp dụng được giới thi công xây dựng thực hiện khi xảy ra tình trạng này:
Trong trường hợp bị thấm do lớp chống thấm ban đầu không đạt chất lượng: Trước hết, đơn vị thi công cần phải đục bỏ hết gạch lót nếu có,hoặc lớp hồ nằm phía bên trên lớp chống thấm. Sau đó vệ sinh thật sạch có thể dùng máy mài có lắp chổi sắt để vệ sinh,dùng nước lau rửa sạch lớp chống thấm cũ, cuối cùng mới được phủ lớp chống thấm mới lên trên.
Trường hợp bị thấm do vết nứt của bê tông: Nếu thấm do bị nứt kết cấu thì trước hết cần phải xử lý những vết nứt trước bằng cách dùng keo chuyên dụng bơm đầy vào vết nứt, sau đó phủ một lớp chống thấm có gốc ximăng kháng nước lên trên bề mặt thấm dột, cuối cùng phủ lớp vữa bảo vệ hoặc lót gạch lên trên.
Trường hợp bị thấm quanh phễu thu nước thải: Nếu rơi vào trường hợp này, nên dùng keo chuyên dụng, tốt nhất lựa chọn loại keo “ăn” chặt cả vào bêtông và nhựa, hoặc dùng vữa tự chảy không co ngót để đổ vào cổ ống phễu thu. Sau đó tô một lớp chống thấm có gốc ximăng kháng nước và tiếp tục tô thêm tường làm đẹp lại bằng sơn nước.
Trường hợp bị thấm do nứt tường: Đối với những vết nứt lớn (chiều rộng từ khoảng 2mm trở lên) thì cần phải trám vữa ximăng vào, sau đó tô một lớp chống thấm chuyên dụng lên trên, cuối cùng chỉ cần làm đẹp lại tường bằng sơn nước.
Trường hợp thấm tường từ bên ngoài: Nếu phía bên ngoài tường có một khoảng không gian trống thì có thể chống thấm cho tường bằng sơn chống thấm BK2000 chuyên dụng trực tiếp lên trên bề mặt tường.
Lưu ý là sơn chống thấm BK2000 không gây ảnh hưởng nhiều đến màu sơn vốn có của tường sau khi tô lên thêm lớp chống thấm BK2000.
Trường hợp phía ngoài tường tiếp giáp với công trình nhà khác thì cần phải thực hiện chống thấm ngược bằng các loại vật liệu chống thấm ngược, nghĩa là chống thấm từ bên trong tường